Sử dụng vốn vay không đúng mục đích bị xử lý hình sự khi nào?
Hỏi: Trường hợp người vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay vốn, tức là dùng vốn vay với mục đích ban đầu là đầu tư, kinh doanh, sản xuất nhưng sau đó tiêu xài, xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng, phương tiện đi lại dẫn đến không trả được nợ thì có được coi là “sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản” và có bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 không?
Trả lời có tính chất tham khảo:
– Tòa án nhân dân Tối cao trả lời: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì: “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”.
So với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 140 của Bộ luật Hình sự năm 1999, điểm a khoản 1 Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm tình tiết “đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. Như vậy, người vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay vốn nhưng không sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp (buôn lậu, rửa tiền, sản xuất, buôn bán ma túy…) mà dùng vốn vay để tiêu xài, xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng, phương tiện đi lại…) dẫn đến khi đến hạn họ không có điều kiện, khả năng trả nợ thì không coi là sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản để xử lý trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, trường hợp đến thời hạn trả lại tài sản mà họ có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả (có nhà, đất đai, tài sản nhưng chây ì, tẩu tán hoặc có hành vi chống đối lại việc kê biên, thu hồi tài sản…) thì bị xử lí trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nguồn: Báo Pháp luật điện tử Việt Nam (www.baophapluat.vn)
Tin liên quan
Một số vướng mắc trong quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ
Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định 02 tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đó là: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều ...
Xem thêmCó quyền buộc người chiếm giữ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Trường hợp bị chiếm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết hay không
Xem thêmNguyên đơn có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì gửi đơn đến Tòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh?
Nguyên đơn có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì gửi đơn đến Tòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh?
Xem thêm