ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRẦN LUẬT
(TRAN LUAT LAW OFFICE)

Trụ sở chính: 129 Dương Quảng Hàm, P.7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
Chi Nhánh - tỉnh Bình Dương: Đường ĐT 741, tổ 1, khu phố An Hoà, phường Hiệp Lợi, tx. Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
ĐT: (08) 22144773
 Tran Luat Law Office

HOTLINE

0972.975.522

Quyền của con riêng đối với tài sản của bố mẹ

Hỏi: Bố tôi có 1 người con trai riêng. Từ nhỏ, mẹ tôi đã nuôi người con trai này (anh D), gia đình cũng đồng ý cho anh D mang họ của bố tôi. Sau một thời gian, mẹ của anh D mang anh về nuôi và đổi sang họ của mình. Nay bố tôi đã mất, anh D đã lớn, muốn đổi sang họ của bố tôi. Nếu anh D mang họ của bố tôi thì anh có quyền đòi chia tài sản với tôi hay không?

Hiện nay, ông bà nội tôi đã sang tên cho mẹ tôi thửa đất. Nếu mẹ tôi sang tên cho tôi, thì Anh D có quyền đòi phân chia tài sản nữa không? Xin cảm ơn!

Trả lời có tính chất tham khảo:

* Đối với những tài sản thuộc quyền sử dụng/sở hữu của bố bạn

Khi bố bạn chết, di sản là tài sản thuộc quyền sở hữu/sử dụng của bố bạn được chia cho những người thừa kế theo di chúc (nếu bố bạn để lại di chúc) hoặc theo pháp luật (nếu bố bạn không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp…).

– Trường hợp bố bạn để lại di chúc: Nếu trong di chúc, bố bạn không chỉ định anh D là người được hưởng di sản thì anh D không có quyền đòi phân chia di sản đó. Ngược lại, nếu bố bạn chỉ định anh D là người được hưởng di sản thì anh D có quyền hưởng phần di sản mà mình được hưởng.

– Trường hợp bố bạn không để lại di chúc: Di sản được chia cho những người thừa kế theo pháp luật.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây (theo khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự):

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Theo quy định trên, anh D là một trong những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn nên anh D có quyền yêu cầu phân chia di sản do bố bạn để lại.

* Đối với tài sản không thuộc quyền sở hữu/sử dụng của bố bạn (như: thửa đất mà ông bà bạn chuyển sang cho mẹ bạn)

Việc ông bà bạn chuyển quyền sử dụng thửa  đất sang cho mẹ bạn được tiến hành sau khi bố bạn đã chết nên quyền sử dụng đất là tài sản riêng của mẹ bạn, không liên quan đến bố bạn. Do đó, mẹ bạn có toàn quyền cho bạn thửa đất đó mà không sợ bất kỳ ai tranh chấp hay đòi phân chia tài sản.

Đối với những tài sản không thuộc quyền sở hữu/sử dụng của bố bạn thì đương nhiên anh D không có quyền đòi chia tài sản.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn)

Tin liên quan

Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào?

Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào? Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào? Các hình thức tử hình ở Việt ...

Xem thêm

Một số vướng mắc trong quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ

Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định 02 tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đó là: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều ...

Xem thêm

Có quyền buộc người chiếm giữ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Trường hợp bị chiếm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết hay không

Xem thêm