ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRẦN LUẬT
(TRAN LUAT LAW OFFICE)

Trụ sở chính: 129 Dương Quảng Hàm, P.7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
Chi Nhánh - tỉnh Bình Dương: Đường ĐT 741, tổ 1, khu phố An Hoà, phường Hiệp Lợi, tx. Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
ĐT: (08) 22144773
 Tran Luat Law Office

HOTLINE

0972.975.522

Giao dịch thế chấp có bị vô hiệu không?

Hỏi: Trường hợp giao dịch chuyển nhượng nhà đất bị vô hiệu nhưng bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và đã thế chấp nhà, quyền sử dụng đất đó cho ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. Vậy giao dịch thế chấp đó có bị vô hiệu không?

Trả lời có tính chất tham khảo:

Tòa án nhân dân Tối cao trả lời: Tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự quy định: “…2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa…”.

Theo Bản thuyết minh Dự án Bộ luật Dân sự năm 2015 của Ban soạn thảo thì quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự là nhằm: “…Bảo đảm công bằng, hợp lý đối với người thiện chí, ngay tình và bảo đảm sự ổn định trong các quan hệ dân sự (các Bộ luật Dân sự trên thế giới đều ghi nhận việc bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự)…”. Cho nên, cụm từ “chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác” tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự phải được áp dụng theo nghĩa rộng. Có nghĩa là: Không chỉ có những giao dịch nhằm chuyển giao quyền sở hữu như: Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn nhà ở; chuyển nhượng, chuyển đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất… mà cả những giao dịch nhằm chuyển giao những quyền về sở hữu đối với tài sản hoặc quyền về sử dụng đối với thửa đất.

Nguồn: Báo điện tử Pháp luật Việt Nam (www.baophapluat.vn)

Tin liên quan

Được miễn tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở khi nào?

Hỏi: Những đối tượng nào sẽ được miễn tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất? Trả lời: Được miễn tiền sử ...

Xem thêm

Thủ tục thay đổi màu sơn xe máy hiện nay thực hiện như thế nào?

Hỏi: Thủ tục thay đổi màu sơn xe máy hiện nay thực hiện như thế nào? Thời hạn cấp chứng nhận đăng ký xe là bao lâu? Trả lời: Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 79/2024/TT-BCA quy định về trường hợp ...

Xem thêm

Giấy mua bán nhà đất năm 1982 có hợp pháp hay không?

Bà A khởi kiện về việc buộc bà E trả lại diện tích đất 5.000m2 theo Giấy mua bán nhà năm 1982, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, là có cơ sở để chấp nhận yêu cầu khởi kiện hay ...

Xem thêm