Thành lập, tổ chức lại các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao
1. Thành lập Vụ Giám đốc, kiểm tra về hành chính trên cơ sở tách nhiệm vụ giám đốc, kiểm tra về hành chính của Vụ Giám đốc kiểm tra về hình sự, hành chính.
2. Tổ chức lại các đơn vị sau:
a) Tổ chức lại Vụ Tổng hợp thành Cục Công nghệ thông tin;
b) Tổ chức lại Ban Thanh tra thành Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao;
c) Tổ chức lại Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính thành Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự;
d) Tổ chức lại Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh thương mại thành Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự;
đ) Vụ Giám đốc, kiểm tra về kinh doanh thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên;
3. Giải thể Vụ Công tác phía Nam để sáp nhập vào Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao.
4. Giữ nguyên tên gọi, có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các đơn vị sau:
a) Cục Kế hoạch – Tài chính;
b) Vụ Tổ chức – Cán bộ;
c) Vụ Hợp tác quốc tế;
d) Vụ Thi đua khen thưởng;
đ) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học.
5. Giữ nguyên tên gọi và chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sau:
a) Báo Công lý;
b) Tạp chí Tòa án nhân dân.
6. Sau khi thành lập, tổ chức lại, giải thể, Tòa án nhân dân tối cao có các đơn vị như sau:
a) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự;
b) Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự;
c) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hành chính;
d) Vụ Giám đốc, kiểm tra về kinh doanh thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên;
đ) Cục Kế hoạch – Tài chính;
e) Vụ Tố chức – Cán bộ;
g) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
h) Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao;
i) Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao;
k) Cục Công nghệ thông tin;
1) Vụ Hợp tác quốc tế;
m) Vụ Thi đua khen thưởng;
n) Báo Công lý;
o) Tạp chí Tòa án nhân dân.
7 Cơ cầu tố chức bộ máy, nhiệm vụ, quyên hạn cụ thê của các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
Điều 2. Số lượng cấp phó
1 Số lượng cấp phó của người đứng đầu Văn phòng, Thanh tra, Vụ, Cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tòa án nhân dân tối cao thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Số lượng cấp phó đối với các đơn vị có tổ chức Phòng và tương đương thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 3. Biên chế.
Biên chế của từng đơn vị do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân bổ căn cứ vào tổng biên chế đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 609/NQ-UBTVQH15 ngày 28 tháng 9 năm 2022.
Điều 4. Chế độ chính sách.
Chế độ lương, phụ cấp đối với công chức, viên chức trong các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành cho đến khi có chế độ lương và phụ cấp mới của Nhà nước.
Điều 5. Hiệu lực thi hành.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Nghị quyêt này thay thế Nghị quyêt sô 956-NQ/UBTVQH13 ngày 28/5/2015 của Úy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
2. Hằng năm, Chánh án Tòa án nhận dân tối cao có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết này trước Ủy ban thường vụ Quốc hội./.
Nguồn: Tạp chí toà án nhân dân:https://tapchitoaan.vn/
Tin liên quan
Hệ thống Tòa án và các cấp Thẩm phán của Trung Quốc
Qua nghiên cứu Luật tổ chức Tòa án và Luật Thẩm phán của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tác giả xin giới thiệu về cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án và các cấp Thẩm phán của quốc gia này, đây có ...
Xem thêmQuy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
Dựa trên các học thuyết về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và quy định của các nước Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, tác giả kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Hình sự năm 2015: Mở rộng đối ...
Xem thêmĐiều khoản “Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chậm trễ” trong hợp đồng xây dựng quốc tế
Điều khoản “miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chậm trễ” là một công cụ pháp lý thường được sử dụng trong các hợp đồng xây dựng quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề về tính hợp pháp của điều khoản này ...
Xem thêm