Chế định án treo trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện
1. Khái niệm và căn cứ cho hưởng án treo
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Chế định án ra đời khá sớm trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, án treo đã được ghi nhận tại Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/2/1946 về tổ chức Tòa án quân sự (Điều 10)[1], dần được hoàn thiện trong BLHS năm 1985, BLHS năm 1999, BLHS năm 2015. Chế định án treo trong BLHS thể rõ tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam, một mặt tạo điều kiện cho người bị kết án được học tập, lao động và cống hiến cho xã hội như những công dân bình thường khác, mặt khác, khuyến khích người bị kết án tự tu dưỡng và lao động tại cộng đồng với sự giúp đỡ tích cực của gia đình, xã hội, đồng thời cảnh báo người bị kết án nếu vi phạm nghĩa vụ hoặc phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chịu hậu quả pháp lý rất nặng là phải buộc phải chấp hành hình phạt đã tuyên.
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm và bản chất pháp lý của án treo, nhìn chung quan điểm của các nhà nghiên cứu trên khá giống nhau. Căn cứ vào quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), cũng như hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo (Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP), có thể hiểu án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật hình sự quy định và không vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Quy định về án treo trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có một số sự sửa đổi, bổ sung so với BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009),cụ thể như sau: i) bổ sung quy định về các nghĩa vụ mà người được hưởng án treo phải thực hiện trong thời gian thử thách và hậu quả pháp lý của việc vi phạm các nghĩa vụ này; ii) sửa đổi quy định về hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo.
So sánh với biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện, án treo với vai trò là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện có nhiều điểm tương đồng, nhưng khác ở thời điểm áp dụng. Án treo được áp dụng đối với người bị kết án ngay thời điểm Tòa án tuyên thời hạn chấp hành hình phạt tù khi đủ các điều kiện luật định, còn biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện được áp dụng tại thời điểm người đang chấp hành án phạt tù (sau thời điểm Tòa án tuyên án) đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 15 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn.
Theo quy định của BLHS năm 2015, người bị kết án phạt tù được hưởng án treo khi đáp ứng các điều kiện sau:
i) Về mức hình phạt tù: Mức hình phạt tù là căn cứ đầu tiên để Tòa án xem xét cho người bị kết án được hưởng án treo, theo đó, người bị Tòa án phạt tù không quá 03 năm.
ii)Về nhân thân người phạm tội: Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm riêng về mặt xã hội hoặc có ý nghĩa về mặt xã hội của người phạm tội, những đặc điểm nhân thân có thể là tuổi, giới tính, nghề nghiệp, có án tích hay không (tái phạm, tái phạm nguy hiểm…), trình độ văn hóa, hệ thống giá trị, thái độ…[2]. Đặc điểm nhân thân người phạm tội không chỉ là căn cứ quan trọng của quyết định hình phạt mà còn là căn cứ cần thiết để xem xét người phạm tội với điều kiện cụ thể có khả năng tự giáo dục, cải tạo hay không để quyết định cho hưởng án treo.
Theo quy định của tại khoản 1 Điều 65 BLHS năm 2015, về điều kiện nhân thân người phạm tội, để được hưởng án treo, người phạm tội phải có nhân thân tốt. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP, được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc. Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
iii)Về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Các tình tiết giảm nhẹ để xem xét cho hưởng án treo phải là những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, cũng như các tình tiết giảm nhẹ được Tòa án xác định trong từng vụ án cụ thể (phù hợp quy định của khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015). Tòa án xem xét cho hưởng án treo phải cân nhắc cả về tính chất và số lượng các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sựthuộc về người bị kết án, nhằm bảo đảm cho việc hưởng án treo được áp dụng một cách chặt chẽ, nghiêm túc. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP, thì có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sựtrở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của BLHS. Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS.
iv)Thuộc trường hợp không cần bắt buộc chấp hành hình phạt tù: Khi áp dụng án treo, Tòa án chủ yếu dựa vào 03 căn cứ nêu trên để có thể kết luận khả năng tự giáo dục, cải tạo của người bị kết án tù với sự giúp đỡ của cơ quan, tổ chức, xã hội, nhà trường và gia đình… Mặt khác, Tòa án phải đối chiếu với yêu cầu phòng ngừa và chống tội phạm ở từng loại tội trong môi trường xã hội cụ thể của từng thời kỳ. Người phạm tội thuộc trường hợp được hưởng án treo phải là người thực sự có khả năng tự hoàn lương trong môi trường xã hội cụ thể, không có nguy cơ tái phạm, bởi tính chất loại tội phạm họ đã thực hiện cũng như do ảnh hưởng xấu của đối tượng xung quanh. Về vấn này, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP khẳng định: xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, người bị kết án phạt tù đáp ứng được 04 điều kiện trên, thì được Tòa án xem xét cho hưởng án treo, tuy nhiên, nhằm thể hiện chính sách nghiêm trị đối với một số trường hợp phạm tội, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP xác định 6 trường hợp sau sẽ không cho hưởng án treo[3], cụ thể:i) Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; ii) Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã;iii) Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo; iv) Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi; v) Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi; vi) Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
2. Thời gian thử thách của án treo và rút ngắn thời gian thử thách
– Về thời gian thử thách:
Thời gian thử thách của án treo là khoảng thời gian cần thiết cho người được hưởng án treo chứng tỏ sự tự cải tạo của mình trong điều kiện không bị cách li khỏi đời sống xã hội và được Tòa án ấn định, cũng là khoảng thời gian người được hưởng án treo được giao cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú đểtheo dõi giáo dục[4]. Thời gian thử thách của án treo giúp người được hưởng án treo khẳng định về sự tự giác cải tạo, giáo dục của mình, đồng thời, giúp Tòa án có điều kiện kiểm tra tính đúng đắn trong việc áp dụng án treo thông qua phân tích, đánh giá những thông tin cần thiết từ cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.
Thời gian thử thách Tòa án ấn định đối với người được hưởng án treo là 01 đến 05 năm, và trong mọi trường hợp khi tuyên một người được hưởng án treo thì phải tuyên thời gian thử thách cho hưởng án treo, đồng thời Tòa án không được tuyên thời gian thử thách dưới 01 năm hoặc quá 05 năm và cũng không được ít hơn mức phạt tù đã tuyên. Thời gian thử thách được ấn định chủ yếu dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thể hiện ở mức phạt tù cũng như khả năng tự giáo dục, cải tạo của người phạm tội. Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP quy định: khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.
Về cách tính thời gian thử thách của án treo, cũng giống như BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 cũng không quy định cách tính thời gian thử thách, tuy nhiên, theo hướng dẫn Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP, thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được xác định như sau:
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu.
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
– Về vấn đề rút ngắn thời gian thử thách:
Nhằm khuyến khích người được hưởng án treo tích cực tự giáo dục, rèn luyện bản thân để sớm được khẳng định là người dân có ích cho xã hội,kế thừa quy định tại Điều 60 BLHS năm 1999, khoản 4 Điều 65 BLHS năm 2015 tiếp tục khẳng định người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Như vậy, có 03 điều kiện đồng thời để được Tòa án rút ngắn thời gian thử thách, cụ thể: i) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách; ii) Có nhiều tiến bộ, được hiểu ở việc chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng án treo; chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế nơi làm việc; tích cực lao động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung và các nghĩa vụ khác theo quyết định của bản án; iii) Có đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục. Theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC- VKSNDTC ngày 14/8/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối caovề rút ngắn thời gian thử thách của án treo, thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục được xác định là Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
Khi người được hưởng án treo đáp ứng đủ các điều kiện trên, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách với các trường hợp cụ thể sau[5]:
– Mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.
– Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu những lần tiếp theo mà họ có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.
– Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại. Trong đó, lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận. Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.
3. Về nghĩa vụ của người được hưởng án treo trong thời gian thử thách của án treo và hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách của án treo.
– Về nghĩa vụ của người được hưởng án treo trong thời gian thử thách của án treo
Trong thời gian thử thách, người hưởng án treo phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự, theo Điều 64 Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì người được hưởng án treo phải thực hiện các nghĩa vụ cụ thể sau: (i) Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; (ii) Tích cực tham gia lao động, học tập; (iii) Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; (iv) Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục; (v) Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng; (vi) Ba tháng một lần trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; (vii) Trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.
– Về hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách của án treo.
Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo tuân thủ, chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ của Luật Thi hành án hình sự thì họ không phải thi hành hình phạt tù đã tuyên, tuy nhiên nếu họ vi phạm nghĩa vụ hoặc phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi là bị Tòa án cân nhắc xem xét lại quyết định cho hưởng án treo tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Khoản 5 Điều 65 BLHS năm 2015 quy định 02 trường hợp mà người được hưởng án treo bị Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án treo:
+ Trường hợp vi phạm nghĩa vụ của Luật Thi hành án hình sự, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Đây là quy định mới của BLHS năm 2015 nhằm tăng cường hiệu quả răn đe của các điều kiện thử thách của án treo, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, cũng như sự tuân thủ pháp luật ở người được hưởng án treo.
+ Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới, nếu người được hưởng án treo thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án đã cho hưởng án treo và tổng hợp với hình phạt của bản án mới thực hiện theo quy định tại Điều 56 của BLHS năm 2015. Nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian họ bị tam giam, tạm giữ về tội phạm bị đưa ra xét xử lần này cũng như thời gian tạm giam, tạm giữ về tội phạm đã bị xét xử ở bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
4. Về vấn đề giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách
Để phát huy hiệu quả và tác dụng của án treo, cũng như nhằm bảo đảm trách nhiệm của xã hội với quá trình giúp đỡ người được hưởng án treo sớm trở thành người có ích cho xã hội, tránh nguy cơ họ tái phạm, khoản 2 Điều 65 BLHS năm 2015 quy định trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. Điều này có nghĩa, khi quyết định cho người bị kết án là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc người đang làm việc trong các tổ chức được hưởng án treo thì Tòa án giao người này cho cơ quan, tổ chức chủ quản giám sát, giáo dục. Trường hợp người bị kết án không thuộc các đối tượng này thì Tòa án giao cho chính quyền địa phương (ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Riêng đối với người được hưởng án treo là quân nhân, công nhân quốc phòng thì Tòa án giao trách nhiệm cho đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên giám sát, giáo dục.
5. Một số vấn đề còn tồn tại và kiến nghị hoàn thiện chế định án treo
+ Về điều kiện cho hưởng án treo
Khoản 1 Điều 65 quy định về điều kiện cho hưởng án treo, Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP cụ thể hóa các điều kiện được hưởng án treo theo quy định của BLHS (Điều 2), đồng thời, quy định thêm về những trường hợp không cho hưởng án treo (Điều 3), tại khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP xác định: “Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi” là 01 trong 06 trường hợp không được hưởng án treo. Tuy nhiên, BLHS năm 2015 đã thay thuật ngữ “phạm tội nhiều lần” trong BLHS năm 1999, bằng thuật ngữ “phạm tội 02 lần trở lên”.Việc quy định rõ, cụ thể ngay số lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm trong điều luật là sự kế thừa hết sức tiến bộ của BLHS năm 2015. Quy định này đã đảm bảo cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật một cách thống nhất, khắc phục được việc tồn tại nhiều cách hiểu và diễn giải luật khác nhau như: “nhiều lần ” tức là từ mấy lần trở lên…đồng thời hạn chế việc ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn áp dụng luật như ở các lần pháp điển hóa trước đây. Do đó, để bảo đảm thống nhất và thuận lợi cho việc áp dụng, đề nghị cân nhắc sửa lại khoản 5, Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thành “Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi”.
+ Về hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách
Theo quy định của Điều 65 BLHS 2015 cũng như Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì: “Người được hưởng án treo có thể bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo nếu đang trong thời gian thử thách mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên.” Tuy nhiên, khi dẫn chiếu đến quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 tại Điều 87 thì một số nghĩa vụ được quy định khá chung chung, chưa thực sự cụ thể, khó lượng hóa trên thực tế dẫn đến việc lúng túng, khó áp dụng như: Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại… (khoản 2). Do đó, cân nhắc quy định rõ việc vi phạm nghĩa vụ theo hướng quy định cụ thể trường hợp bị án đã bị kiểm điểm về việc vi phạm nghĩa vụ mà tiếp tục vi phạm thì UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục bị án có văn bản gửi Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để đề nghị Toà án kéo dài thời gian thử thách hoặc quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 65 BLHS năm 2015 quy định: trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án “có thể” quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.Quy định này còn chung chung, mang tính tùy nghi, dẫn đến cách hiểu rằng Tòa án có thể hoặc không buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Đề nghị cân nhắc, sửa đổi bỏ cụm từ “có thể” tại khoản 5 Điều 65 BLHS năm 2015, quy định “Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo…”./.
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Chế định án ra đời khá sớm trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, án treo đã được ghi nhận tại Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/2/1946 về tổ chức Tòa án quân sự (Điều 10)[1], dần được hoàn thiện trong BLHS năm 1985, BLHS năm 1999, BLHS năm 2015. Chế định án treo trong BLHS thể rõ tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam, một mặt tạo điều kiện cho người bị kết án được học tập, lao động và cống hiến cho xã hội như những công dân bình thường khác, mặt khác, khuyến khích người bị kết án tự tu dưỡng và lao động tại cộng đồng với sự giúp đỡ tích cực của gia đình, xã hội, đồng thời cảnh báo người bị kết án nếu vi phạm nghĩa vụ hoặc phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chịu hậu quả pháp lý rất nặng là phải buộc phải chấp hành hình phạt đã tuyên.
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm và bản chất pháp lý của án treo, nhìn chung quan điểm của các nhà nghiên cứu trên khá giống nhau. Căn cứ vào quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), cũng như hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo (Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP), có thể hiểu án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật hình sự quy định và không vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Quy định về án treo trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có một số sự sửa đổi, bổ sung so với BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009),cụ thể như sau: i) bổ sung quy định về các nghĩa vụ mà người được hưởng án treo phải thực hiện trong thời gian thử thách và hậu quả pháp lý của việc vi phạm các nghĩa vụ này; ii) sửa đổi quy định về hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo.
So sánh với biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện, án treo với vai trò là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện có nhiều điểm tương đồng, nhưng khác ở thời điểm áp dụng. Án treo được áp dụng đối với người bị kết án ngay thời điểm Tòa án tuyên thời hạn chấp hành hình phạt tù khi đủ các điều kiện luật định, còn biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện được áp dụng tại thời điểm người đang chấp hành án phạt tù (sau thời điểm Tòa án tuyên án) đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 15 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn.
Theo quy định của BLHS năm 2015, người bị kết án phạt tù được hưởng án treo khi đáp ứng các điều kiện sau:
i) Về mức hình phạt tù: Mức hình phạt tù là căn cứ đầu tiên để Tòa án xem xét cho người bị kết án được hưởng án treo, theo đó, người bị Tòa án phạt tù không quá 03 năm.
ii)Về nhân thân người phạm tội: Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm riêng về mặt xã hội hoặc có ý nghĩa về mặt xã hội của người phạm tội, những đặc điểm nhân thân có thể là tuổi, giới tính, nghề nghiệp, có án tích hay không (tái phạm, tái phạm nguy hiểm…), trình độ văn hóa, hệ thống giá trị, thái độ…[2]. Đặc điểm nhân thân người phạm tội không chỉ là căn cứ quan trọng của quyết định hình phạt mà còn là căn cứ cần thiết để xem xét người phạm tội với điều kiện cụ thể có khả năng tự giáo dục, cải tạo hay không để quyết định cho hưởng án treo.
Theo quy định của tại khoản 1 Điều 65 BLHS năm 2015, về điều kiện nhân thân người phạm tội, để được hưởng án treo, người phạm tội phải có nhân thân tốt. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP, được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc. Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
iii)Về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Các tình tiết giảm nhẹ để xem xét cho hưởng án treo phải là những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, cũng như các tình tiết giảm nhẹ được Tòa án xác định trong từng vụ án cụ thể (phù hợp quy định của khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015). Tòa án xem xét cho hưởng án treo phải cân nhắc cả về tính chất và số lượng các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sựthuộc về người bị kết án, nhằm bảo đảm cho việc hưởng án treo được áp dụng một cách chặt chẽ, nghiêm túc. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP, thì có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sựtrở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của BLHS. Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS.
iv)Thuộc trường hợp không cần bắt buộc chấp hành hình phạt tù: Khi áp dụng án treo, Tòa án chủ yếu dựa vào 03 căn cứ nêu trên để có thể kết luận khả năng tự giáo dục, cải tạo của người bị kết án tù với sự giúp đỡ của cơ quan, tổ chức, xã hội, nhà trường và gia đình… Mặt khác, Tòa án phải đối chiếu với yêu cầu phòng ngừa và chống tội phạm ở từng loại tội trong môi trường xã hội cụ thể của từng thời kỳ. Người phạm tội thuộc trường hợp được hưởng án treo phải là người thực sự có khả năng tự hoàn lương trong môi trường xã hội cụ thể, không có nguy cơ tái phạm, bởi tính chất loại tội phạm họ đã thực hiện cũng như do ảnh hưởng xấu của đối tượng xung quanh. Về vấn này, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP khẳng định: xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, người bị kết án phạt tù đáp ứng được 04 điều kiện trên, thì được Tòa án xem xét cho hưởng án treo, tuy nhiên, nhằm thể hiện chính sách nghiêm trị đối với một số trường hợp phạm tội, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP xác định 6 trường hợp sau sẽ không cho hưởng án treo[3], cụ thể:i) Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; ii) Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã;iii) Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo; iv) Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi; v) Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi; vi) Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
2. Thời gian thử thách của án treo và rút ngắn thời gian thử thách
– Về thời gian thử thách:
Thời gian thử thách của án treo là khoảng thời gian cần thiết cho người được hưởng án treo chứng tỏ sự tự cải tạo của mình trong điều kiện không bị cách li khỏi đời sống xã hội và được Tòa án ấn định, cũng là khoảng thời gian người được hưởng án treo được giao cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú đểtheo dõi giáo dục[4]. Thời gian thử thách của án treo giúp người được hưởng án treo khẳng định về sự tự giác cải tạo, giáo dục của mình, đồng thời, giúp Tòa án có điều kiện kiểm tra tính đúng đắn trong việc áp dụng án treo thông qua phân tích, đánh giá những thông tin cần thiết từ cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.
Thời gian thử thách Tòa án ấn định đối với người được hưởng án treo là 01 đến 05 năm, và trong mọi trường hợp khi tuyên một người được hưởng án treo thì phải tuyên thời gian thử thách cho hưởng án treo, đồng thời Tòa án không được tuyên thời gian thử thách dưới 01 năm hoặc quá 05 năm và cũng không được ít hơn mức phạt tù đã tuyên. Thời gian thử thách được ấn định chủ yếu dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thể hiện ở mức phạt tù cũng như khả năng tự giáo dục, cải tạo của người phạm tội. Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP quy định: khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.
Về cách tính thời gian thử thách của án treo, cũng giống như BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 cũng không quy định cách tính thời gian thử thách, tuy nhiên, theo hướng dẫn Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP, thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được xác định như sau:
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu.
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.
+ Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
– Về vấn đề rút ngắn thời gian thử thách:
Nhằm khuyến khích người được hưởng án treo tích cực tự giáo dục, rèn luyện bản thân để sớm được khẳng định là người dân có ích cho xã hội,kế thừa quy định tại Điều 60 BLHS năm 1999, khoản 4 Điều 65 BLHS năm 2015 tiếp tục khẳng định người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Như vậy, có 03 điều kiện đồng thời để được Tòa án rút ngắn thời gian thử thách, cụ thể: i) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách; ii) Có nhiều tiến bộ, được hiểu ở việc chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng án treo; chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế nơi làm việc; tích cực lao động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung và các nghĩa vụ khác theo quyết định của bản án; iii) Có đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục. Theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC- VKSNDTC ngày 14/8/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối caovề rút ngắn thời gian thử thách của án treo, thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục được xác định là Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
Khi người được hưởng án treo đáp ứng đủ các điều kiện trên, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách với các trường hợp cụ thể sau[5]:
– Mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.
– Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu những lần tiếp theo mà họ có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.
– Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại. Trong đó, lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận. Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.
3. Về nghĩa vụ của người được hưởng án treo trong thời gian thử thách của án treo và hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách của án treo.
– Về nghĩa vụ của người được hưởng án treo trong thời gian thử thách của án treo
Trong thời gian thử thách, người hưởng án treo phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự, theo Điều 64 Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì người được hưởng án treo phải thực hiện các nghĩa vụ cụ thể sau: (i) Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; (ii) Tích cực tham gia lao động, học tập; (iii) Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; (iv) Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục; (v) Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng; (vi) Ba tháng một lần trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; (vii) Trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.
– Về hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách của án treo.
Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo tuân thủ, chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ của Luật Thi hành án hình sự thì họ không phải thi hành hình phạt tù đã tuyên, tuy nhiên nếu họ vi phạm nghĩa vụ hoặc phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi là bị Tòa án cân nhắc xem xét lại quyết định cho hưởng án treo tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Khoản 5 Điều 65 BLHS năm 2015 quy định 02 trường hợp mà người được hưởng án treo bị Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án treo:
+ Trường hợp vi phạm nghĩa vụ của Luật Thi hành án hình sự, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Đây là quy định mới của BLHS năm 2015 nhằm tăng cường hiệu quả răn đe của các điều kiện thử thách của án treo, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, cũng như sự tuân thủ pháp luật ở người được hưởng án treo.
+ Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới, nếu người được hưởng án treo thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án đã cho hưởng án treo và tổng hợp với hình phạt của bản án mới thực hiện theo quy định tại Điều 56 của BLHS năm 2015. Nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian họ bị tam giam, tạm giữ về tội phạm bị đưa ra xét xử lần này cũng như thời gian tạm giam, tạm giữ về tội phạm đã bị xét xử ở bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
4. Về vấn đề giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách
Để phát huy hiệu quả và tác dụng của án treo, cũng như nhằm bảo đảm trách nhiệm của xã hội với quá trình giúp đỡ người được hưởng án treo sớm trở thành người có ích cho xã hội, tránh nguy cơ họ tái phạm, khoản 2 Điều 65 BLHS năm 2015 quy định trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. Điều này có nghĩa, khi quyết định cho người bị kết án là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc người đang làm việc trong các tổ chức được hưởng án treo thì Tòa án giao người này cho cơ quan, tổ chức chủ quản giám sát, giáo dục. Trường hợp người bị kết án không thuộc các đối tượng này thì Tòa án giao cho chính quyền địa phương (ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Riêng đối với người được hưởng án treo là quân nhân, công nhân quốc phòng thì Tòa án giao trách nhiệm cho đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên giám sát, giáo dục.
5. Một số vấn đề còn tồn tại và kiến nghị hoàn thiện chế định án treo
+ Về điều kiện cho hưởng án treo
Khoản 1 Điều 65 quy định về điều kiện cho hưởng án treo, Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP cụ thể hóa các điều kiện được hưởng án treo theo quy định của BLHS (Điều 2), đồng thời, quy định thêm về những trường hợp không cho hưởng án treo (Điều 3), tại khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP xác định: “Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi” là 01 trong 06 trường hợp không được hưởng án treo. Tuy nhiên, BLHS năm 2015 đã thay thuật ngữ “phạm tội nhiều lần” trong BLHS năm 1999, bằng thuật ngữ “phạm tội 02 lần trở lên”.Việc quy định rõ, cụ thể ngay số lần mà người phạm tội đã thực hiện tội phạm trong điều luật là sự kế thừa hết sức tiến bộ của BLHS năm 2015. Quy định này đã đảm bảo cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật một cách thống nhất, khắc phục được việc tồn tại nhiều cách hiểu và diễn giải luật khác nhau như: “nhiều lần ” tức là từ mấy lần trở lên…đồng thời hạn chế việc ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn áp dụng luật như ở các lần pháp điển hóa trước đây. Do đó, để bảo đảm thống nhất và thuận lợi cho việc áp dụng, đề nghị cân nhắc sửa lại khoản 5, Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thành “Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi”.
+ Về hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách
Theo quy định của Điều 65 BLHS 2015 cũng như Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì: “Người được hưởng án treo có thể bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo nếu đang trong thời gian thử thách mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên.” Tuy nhiên, khi dẫn chiếu đến quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 tại Điều 87 thì một số nghĩa vụ được quy định khá chung chung, chưa thực sự cụ thể, khó lượng hóa trên thực tế dẫn đến việc lúng túng, khó áp dụng như: Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại… (khoản 2). Do đó, cân nhắc quy định rõ việc vi phạm nghĩa vụ theo hướng quy định cụ thể trường hợp bị án đã bị kiểm điểm về việc vi phạm nghĩa vụ mà tiếp tục vi phạm thì UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục bị án có văn bản gửi Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để đề nghị Toà án kéo dài thời gian thử thách hoặc quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 65 BLHS năm 2015 quy định: trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án “có thể” quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.Quy định này còn chung chung, mang tính tùy nghi, dẫn đến cách hiểu rằng Tòa án có thể hoặc không buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Đề nghị cân nhắc, sửa đổi bỏ cụm từ “có thể” tại khoản 5 Điều 65 BLHS năm 2015, quy định “Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo…”./.
ThS. Ngô Thanh Xuyên – Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
[1] Điều 10 Sắc lệnh số 21/SL quy định: “Khi phạt tù, Tòa án có thể cho tội nhân được hưởng án treo nếu có những lý do đáng khoan hồng”.
[2] Bộ Tư pháp, Từ điển luật học, Nxb Tư pháp và Nxb Từ điển bách khoa, (2006), trang 588
[3] Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP
[4] Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp và Nxb Từ điển bách khoa, (2006), trang 717
[5] Khoản 2, 3, 4 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo
Nguồn: Viện khoa học pháp lý, Bộ tư pháp (https://khpl.moj.gov.vn)
Tin liên quan
Hệ thống Tòa án và các cấp Thẩm phán của Trung Quốc
Qua nghiên cứu Luật tổ chức Tòa án và Luật Thẩm phán của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tác giả xin giới thiệu về cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án và các cấp Thẩm phán của quốc gia này, đây có ...
Xem thêmQuy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
Dựa trên các học thuyết về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và quy định của các nước Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, tác giả kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Hình sự năm 2015: Mở rộng đối ...
Xem thêmĐiều khoản “Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chậm trễ” trong hợp đồng xây dựng quốc tế
Điều khoản “miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chậm trễ” là một công cụ pháp lý thường được sử dụng trong các hợp đồng xây dựng quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề về tính hợp pháp của điều khoản này ...
Xem thêm