Xã hội càng phát triển thì báo chí càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Xã hội càng phát triển thì báo chí càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống hằng ngày của mỗi quốc gia, dân tộc. Đó vừa là niềm vinh dự lớn, vừa đặt ra những yêu cầu và trách nhiệm nặng nề đối với những người làm báo”.
Tiên phong trên mọi lĩnh vực
Trải qua gần 1 thế kỷ, báo chí Cách mạng Việt Nam luôn khẳng định được vai trò của mình trong việc truyền bá tư tưởng cách mạng; Truyền tải thông tin mọi mặt đời sống xã hội đến với công chúng mọi tầng lớp; Tham gia giám sát, phát hiện những tiêu cực để đấu tranh cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn; Đóng góp ý kiến, phản biện về đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý…
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định tầm vai trò quan trọng của báo chí đối với cuộc cách mạng Việt Nam. Đó là, muốn làm cách mạng, trước hết phải truyền bá tư tưởng cách mạng – tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin; phải vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng cách mạng… Đó là lý do mà ngày 21/6/1925, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã cho ra đời tờ báo cách mạng đầu tiên ở Việt Nam.
Kể từ đó đến nay, lực lượng người làm báo luôn sẵn sàng xông pha trên mọi mặt trận, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để kịp thời phản ánh những tiêu cực gây bức xúc trong xã hội; Tích cực đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc; tham gia phản bác các luận điệu thù địch, xuyên tạc; bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng; Biểu dương những gương điển hình tiên tiến; Định hướng dư luận xã hội; Quảng bá hình ảnh về đời sống văn hóa, xã hội con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế… Nhiều Nhà báo đã không ngại gian nan đến với những nơi khó khăn nhất, thậm chí có những mất mát hi sinh như tấm gương Nhà báo Đinh Hữu Dư, phóng viên TTXVN bị tử nạn trong trận lũ quét ở Yên Bái vào năm 2017.
Nghề báo phải mang thông tin trung thực đến với độc giả.
Trong bài phát biểu với nhan đề: “Phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Xã hội càng phát triển thì báo chí càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống hằng ngày của mỗi quốc gia, dân tộc. Đó vừa là niềm vinh dự lớn, vừa đặt ra những yêu cầu và trách nhiệm nặng nề đối với những người làm báo”.
Từ lâu, báo chí đã trở thành một thứ hơi thở không thể thiếu đối với công chúng, mà mỗi nhà báo là những người đang hàng ngày tạo ra thứ hơi thở thiêng liêng ấy. Điều này đang đặt lên vai những người làm báo một trách nhiệm nặng nề đối với xã hội. Trách nhiệm đó được thể hiện qua mỗi tác phẩm báo chí, mỗi thông tin mà qua từng trang báo các nhà báo đang tạo ra cho bạn đọc, thậm chí là cả đồng nghiệp, để họ thưởng thức hàng ngày, hàng giờ. Thứ hơi thở ấy có giúp cho công chúng được hít thở trong lành hay không, lại còn tùy thuộc vào cái “tâm” của mỗi người làm báo…
Hoàn thành sứ mệnh
Tính đến hết năm 2023, cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí (trong đó có 319 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình gần 16.500 người. Số người được cấp thẻ nhà báo là 20.508 trường hợp, trong đó 7.587 trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành Báo chí. Thế mới thấy đội ngũ những người làm báo ở Việt Nam rất hùng hậu.
Thời gian qua, báo chí đã thể hiện tốt vai trò tiên phong trong phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, trong đó phải ghi nhận sự vào cuộc của báo chí trong việc giám sát, phát hiện tiêu cực, tham nhũng. Đã có rất nhiều vụ án tham nhũng được cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ nhờ có thông tin phản ánh của báo chí. Thế nhưng một thực tế là mỗi năm, sự xuất hiện của những tác phẩm báo chí để lại dấu ấn cho bạn đọc, và tạo hiệu ứng tốt cho xã hội còn chưa thật sự tương xứng với lực lượng hùng hậu của người làm báo; Chưa tạo được sự cân bằng về môi trường thông tin, giữa thông tin tích cực và tiêu cực. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, mỗi chúng ta cần nêu cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nguồn Tạp chí Tòa án nhân dân https://tapchitoaan.vn/
Tin liên quan
Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí nói về xử lý người chủ mưu trong các vụ án tham nhũng
Sáng 26-11, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Huy Tiến, Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, báo cáo công tác ...
Xem thêmKiến nghị xử lý chủ tịch tỉnh, TP vi phạm nghĩa vụ thi hành án hành chính
Thảo luận tại hội trường về báo cáo công tác thi hành án năm 2024 ngày 26-11, đại biểu (ĐB) Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) đánh giá kỷ luật, kỷ cương trong thi hành án hành chính (THAHC) chưa ...
Xem thêmTừ ngày 1/1/2025 sẽ cấp đổi lại Giấy phép lái xe
Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự ...
Xem thêm