ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRẦN LUẬT
(TRAN LUAT LAW OFFICE)

Trụ sở chính: 129 Dương Quảng Hàm, P.7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
Chi Nhánh - tỉnh Bình Dương: Đường ĐT 741, tổ 1, khu phố An Hoà, phường Hiệp Lợi, tx. Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
ĐT: (08) 22144773
 Tran Luat Law Office

HOTLINE

0972.975.522

Từ 1/7 không được tự ý đăng ảnh trẻ em lên mạng

        Theo Nghị định 56/2017 có hiệu lực từ ngày 1/7, hình ảnh cá nhân, kết quả học tập, tình trạng sức khỏe trẻ em thuộc bí mật đời sống, muốn đăng trên mạng phải được phép của cha mẹ đứa trẻ.

         Điều 33 quy định, thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em phải được bảo vệ trên môi trường mạng. Nó bao gồm: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.

         Nhằm bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng, Nghị định quy định: 

– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên… Những cơ quan này phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

– Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

         Những trường hợp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng cần được áp dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp.

          Điều 35 quy định, bảo đảm an toàn cho trẻ trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng; các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động, cung cấp dịch vụ trẻ em trên môi trường mạng phải có trách nhiệm:

– Bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em trên môi trường mạng; ngăn chặn thông tin gây hại cho trẻ em theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.

– Có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em.

– Cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.

– Có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.

– Xây dựng hoặc sử dụng, phổ biến phần mềm, các công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Thục Linh

Nguồn: Báo http://vnexpress.net

Tin liên quan

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao

Sáng 2/12, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến thăm làm việc với TANDTC.

Xem thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Ngày 3/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3 – ...

Xem thêm

Khẩn trương xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Tại Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm ...

Xem thêm