Muốn đòi lại nhà cho mượn, cho ở nhờ phải làm thế nào?
Hỏi: Các cách để đòi lại nhà cho mượn, cho ở nhờ
Trả lời: Cách 1: Thông báo về việc đòi nhà cho bên mượn, ở nhờ biết
Căn cứ Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên cho mượn tài sản như sau:
- Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
- Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.
Như vậy để đòi lại nhà cho mượn, chủ nhà thực hiện như sau:
Trường hợp không thỏa thuận về thời gian mượn và bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì chủ nhà phải thông báo trước một khoảng thời gian hợp lý cho bên mượn biết về việc có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng nhà ở đó.
Cách thức thông báo có thể bao gồm: lời nói, văn bản, tin nhắn, email,…
Trường hợp người mượn nhà sử dụng nhà không đúng mục đích như thỏa thuận ban đầu mượn nhà nhưng không phải để ở hoặc cho người khác ở nhờ mà không được chủ nhà đồng ý,… thì chủ nhà được đòi lại nhà ngay tức khắc mà không cần thông báo cho bên mượn nhà hoặc bên mượn nhà đồng ý.
Cách hai: Tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Trường hợp đã thông báo và thương lượng với người ở nhờ biết nhưng người đó vẫn từ chối trả lại nhà thì chủ nhà có thể khởi kiện tại Tòa án để đòi lại nhà, cụ thể như sau:
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu đòi nhà cho ở nhờ, cho mượn.
Theo Điều 26 BLTTDS 2015 về “Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án” quy định: Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự; tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản…vv thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
Đồng thời, theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 về thẩm quyền của TAND cấp huyện và khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì yêu cầu đòi lại nhà ở cho mượn, cho ở nhờ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện nơi có nhà đất cho mượn, cho ở nhờ.
Như vậy, để đòi lại tài sản là nhà ở đã cho mượn ở nhờ, chủ sở hữu, chủ thể có quyền liên quan đến nhà ở có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết, buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình phải trả lại tài sản.
Trình tự, thủ tục khởi kiện yêu cầu đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
– Đơn khởi kiện.
– Tài liệu, giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện như: Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng, văn bản cho mượn nhà (nếu có),…
– Bản sao giấy tờ tùy thân – Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi có nhà đất cho mượn, cho ở nhờ.
Bước 3: Tòa án tiếp nhận và thụ lý
Bước 4: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm và xét xử sơ thẩm
Nếu không thuộc trường hợp hòa giải thành, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, Thẩm phán sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Sau khi tiến hành các hoạt động nêu trên, các phán quyết cuối cùng được Tòa án đưa ra và mở phiên tòa xét xử vụ án.
Bước 6: Thi hành án.
Tin liên quan
Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào?
Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào? Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào? Các hình thức tử hình ở Việt ...
Xem thêmMột số vướng mắc trong quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ
Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định 02 tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đó là: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều ...
Xem thêmCó quyền buộc người chiếm giữ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Trường hợp bị chiếm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết hay không
Xem thêm