ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRẦN LUẬT
(TRAN LUAT LAW OFFICE)

Trụ sở chính: 129 Dương Quảng Hàm, P.7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
Chi Nhánh - tỉnh Bình Dương: Đường ĐT 741, tổ 1, khu phố An Hoà, phường Hiệp Lợi, tx. Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
ĐT: (08) 22144773
 Tran Luat Law Office

HOTLINE

0972.975.522

Công chức tư pháp – hộ tịch có phải chịu trách nhiệm khi chứng thực giấy tờ giả?

Hỏi: Nếu công chức tư pháp – hộ tịch chứng thực phải giấy tờ giả mà do mắt thường ko phát hiện được thì người chứng thực có chịu trách nhiệm gì?

Người gửi: Lê Dương

Trả lời có tính chất tham khảo:
Theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì trong trường hợp tiếp nhận yêu cầu chứng thực mà người thực hiện chứng thực nghi ngờ, phát hiện giấy tờ, văn bản chứng thực là giả thì có quyền “5. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực” (khoản 5 Điều 9) và  “6. Lập biên bản tạm giữ, chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực được cấp sai thẩm quyền, giả mạo hoặc có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này” (khoản 6 Điều 9 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP).
Như vậy, trong trường hợp tiếp nhận giấy tờ, văn bản có yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính người thực hiện chứng thực nghi ngờ hoặc phát hiện giấy tờ văn bản giả mạo thì phải xử lý theo quy định pháp luật và từ chối chứng thực. Trong trường hợp từ chối chứng thực, người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.

Trong trường hợp, bằng mắt thường người thực hiện chứng thực không phát hiện được giấy tờ, văn bản giả mạo và đã thực hiện chứng thực thì công chức tư pháp- hộ tịch cũng không nên quá lo lắng. Vì, người thực hiện chứng thực không cố ý thực hiện chứng thực giấy tờ, văn bản giả mạo và Điều 19 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cũng quy định: “1. Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
Do đó, người thực hiện chứng thực chỉ chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính và sẽ không phải chịu trách nhiệm khi chứng thực giấy tờ, văn bản hợp lệ, hợp pháp. Tuy nhiên, trong quá trình tác nghiệp công chức tư pháp – hộ tịch cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức để tránh sai sót đáng tiếc ảnh hưởng đến quyền lợi ích của người dân và xã hội nói chung.
 Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn)

Tin liên quan

Một số vướng mắc trong quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ

Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định 02 tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đó là: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều ...

Xem thêm

Có quyền buộc người chiếm giữ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Trường hợp bị chiếm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết hay không

Xem thêm

Nguyên đơn có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì gửi đơn đến Tòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh?

Nguyên đơn có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì gửi đơn đến Tòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh?

Xem thêm